Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Cụ thể như sau:
1. Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.
4. Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề được quy định tại Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
7. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
8. Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
Vấn đề này còn được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 35/2013/TT-BYT. Cụ thể như sau:
1. Ngay khi quyết định thu hồi giấy phép hoạt động có hiệu lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh dưới mọi hình thức;
b) Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về số lượng người bệnh, tình trạng người bệnh và kế hoạch, phương án chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh;
c) Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh và chuyển người bệnh hiện đang khám và điều trị tại cơ sở mình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh;
d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu hồi, người đứng đầu hoặc đại diện hợp pháp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nộp lại bản gốc của giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
2. Ngay khi quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn có hiệu lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về số lượng, tình trạng người bệnh, phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh và kế hoạch chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh;
c) Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh hoặc chuyển người bệnh hiện đang khám và điều trị tại cơ sở mình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện để tiếp tục khám và điều trị cho người bệnh.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?