Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản trong tố tụng hành chính
Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 366 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí thẩm định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật Tố tụng Hành chính 2015 và Hội đồng định giá đã tiến hành thẩm định giá thì người khởi kiện phải chịu chi phí thẩm định giá tài sản.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành thẩm định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí thẩm định giá tài sản.
3. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành thẩm định giá thì người yêu cầu thẩm định giá phải chịu chi phí thẩm định giá tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?