Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 342 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính có trách nhiệm như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Quảng Nam?
- Mẫu tờ khai tiền bán đấu giá biển số xe theo Nghị định 156/2024/NĐ-CP?
- Dãy núi dài nhất Việt Nam là dãy núi nào? Dài bao nhiêu km?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk năm 2025?
- Phương thức tuyển sinh của Học viện Báo Chí và Tuyên truyền (AJC) năm 2025?