Tội chiếm giữ trái phép tài sản không có tình tiết định khung hình phạt?
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Khi áp dụng khoản 1 Điều 141 cần chú ý một số điểm sau:
Đối với trường hợp tài sản bị giao nhầm, cần có các tài liệu chứng minh đúng là có việc giao nhầm tài sản, thông thường trong những trường hợp này người phạm tội không thừa nhận có hành vi được giao nhầm tài sản. Vì vậy, cần phải có bằng chứng chứng minh việc giao nhầm tài sản, đồng thời người đã có hành vi giao nhầm tài sản phải thông báo cho người được giao nhầm biết. Nếu còn có nghi ngờ về việc có hay không có việc giao nhầm thì chưa cấu thành tội phạm này.
Đối với tài sản là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, ngoài việc xác định tài sản đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định xem đã có yêu cầu của người có trách nhiệm quản lý tài sản đó hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã thông báo yêu cầu người phạm tội phải trả lại tài sản đó hay chưa. Cung với việc thông báo, các cơ quan có thẩm quyền cần giáo dục, động viên người chiếm giữ trái phép cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa giao vật đó cho cơ quan có thẩm quyền, chỉ khi nào người chiếm giữ cổ vật không giao nộp cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho cơ quan, tổ chức thì mới coi là tội phạm.
Gía trị tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng là giá thị trường tự do vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 1 Điều 141 là tội phạm ít nghiêm trọng vì nó có mức cao nhất của khung hình phạt là hai năm tù, nên người phạm tội dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo khoản 1 Điều 141, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu các tình tiết khác nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phục thuộc vào những yếu tố sau:
- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội ít có hoặc không có tình tiết tăng nặng.
- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ.
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ bị phạt nhẹ hơn người ít có tình tiết giảm nhẹ.
- Tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị càng cao, hình phạt càng nặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?