Cấm nhà báo chụp ảnh hiện trường vụ án có đúng không?

Cấm nhà báo chụp ảnh hiện trường vụ án có đúng không? Tôi có theo dõi các tin tức về việc Nhà báo bị Công án đánh trên Cầu Nhật Tân, Hà Nội. Tôi thấy Công an quận Tây Hồ đã kết luận nhà báo Quang Thế (Báo Tuổi Trẻ) : “Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép”. Điều này đang tạo ra nhiều tranh luận quanh quyền tác nghiệp của nhà báo. Tôi muốn hỏi khi nào được xem là bí mật nhà nước và việc cấm nhà báo chụp ảnh hiện trường vụ án có đúng không? Tôi cảm ơn!

Bí mật của nhà nước là những tin tức về vụ việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố hoặc không công bố. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan có thông tin được xem là bí mật khác nhau và những thông tin bí mật đó phải được Thủ tướng Chính phủ công bố bằng danh mục và thường được xác định với 3 độ mật khác nhau, gồm: tuyệt mật, tối mật và mật.

Hiện nay, theo quy định tại điều 2 Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Danh mục bí mật nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng Công an Nhân dân là bí mật thuộc độ tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc Danh mục bí mật nhà nước.

Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.

Hiện trường vụ án sẽ được xác định ranh giới bằng cách rào chắn, giăng dây hoặc canh giữ để tránh người không có nhiệm vụ xâm nhập. Nếu lực lượng công an chấp thuận thì phóng viên có thể vào bên trong hiện trường để tác nghiệp.

Nếu nhà báo Quang Thế xâm nhập vào bên trong hiện trường vụ án đã được bảo vệ và không được sự cho phép của lực lượng công an thì mới xem là trái quy định. Ngược lại, các phóng viên có quyền đứng bên ngoài rào chắn bảo vệ hiện trường để chụp ảnh, tác nghiệp, lấy tư liệu. Điều này luật không cấm.

Báo chí có quyền tác nghiệp và cung cấp thông tin theo các nguồn mình thu thập được và chịu trách nhiệm về nội dung này.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
343 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào