Trường hợp mua bán nợ nào không được xem là kinh doanh mua bán nợ?
Trường hợp mua bán nợ không được xem là kinh doanh mua bán nợ được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:
Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác;
- Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm;
- Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi.
Trên đây là quy định về các trường hợp mua bán nợ nào không được xem là kinh doanh mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cán bộ công chức đánh bạc trái phép tại nơi làm việc xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Thành phần Hội đồng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao gồm Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hay không?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm những giấy tờ gì?
- Hội đồng giám định y khoa được thành lập dựa trên nguyên tắc nào?