Ly hôn, chồng cố tình đem con về nhà nuôi mặc dù tòa tuyên vợ có quyền nuôi con có phạm tội chiếm đoạt trẻ em
Điều 120 Bộ luật Hình sự quy định, hành vi chiếm đoạt trẻ em thể hiện hành vi lén lút, dùng thủ đoạn, sức mạnh bắt trẻ em phải theo mình, không được sự đồng ý của bố mẹ, hoặc người nuôi dưỡng trẻ. Ở đây cháu bé và người mang cháu về nuôi đang có mối quan hệ cha con mà pháp luật công nhận có trách nhiệm nuôi dưỡng cháu bé. Như vậy người cha không phạm tội chiếm đoạt trẻ em.
Căn cứ theo điều 304 Bộ luật Hình sự quy định về tội không chấp hành bản án. Điều luật thể hiện hành vi của tội phạm là cố tình không chấp hành bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở để mang cháu bé về nuôi xuất phát từ tình cảm cha con mà Tòa án quyết định đã giao cho người mẹ nuôi.
Khi chị đã yêu cầu anh ấy cố tình không trả lại con, khi đã báo cho chính quyền địa phương, đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết mà anh ấy vẫn không trả lại con thì mới phạm tội không chấp hành bản án và khung hình phạt quy định đối với tội danh này là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm.
Việc anh ấy không đóng góp nuôi con chung, chị có thể làm đơn gửi đến cơ quan thi hành án yêu cầu giải quyết buộc bố của con chị phải đóng góp nuôi con theo quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?