Thành phần phiên họp về chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính
Thành phần phiên họp về chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 137 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại được quy định như sau:
1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký phiên họp ghi biên bản;
c) Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
đ) Người phiên dịch (nếu có).
2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp.
3. Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thành phần phiên họp về chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Tải Phụ lục Nghị định 15 2021 file word cập nhật mới nhất 2024?
- Ủy ban nhân dân có viết hoa không? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện như thế nào?
- Dịch vụ công tác xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển gồm những dịch vụ nào?
- Công chức có được là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân khi làm việc trên cùng địa bàn hoạt động của quỹ TDND không?