Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính
Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với người khởi kiện hoặc với người bị kiện thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đến thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
Thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Luật này về thủ tục khởi kiện của người khởi kiện.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai?
- Tải Phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán cập nhật mới nhất?
- Tải Mẫu số 04 sổ theo dõi thu tiền sử dụng đất mới nhất 2025?
- Tòa án nhân dân tối cao tuyển dụng 294 chỉ tiêu công chức Thư ký viên?
- Năm 2148 nhuận 2 tháng giêng? Năm 2148 là năm con gì?