Điểm chỉ trong văn bản công chứng
Theo quy định tại khoản 2, Điều 48 Luật Công chứng 2014 thì: “Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào”.
Trường hợp của bạn, do bà bạn không biết ký nên công chứng viên đã để bà bạn lăn tay vào văn bản công chứng là phù hợp với quy định của pháp luật. Việc công chứng viên cầm tay là để hướng dẫn bà lăn tay chứ không phải ép buộc bà của bạn lăn tay vào văn bản công chứng. Do đó, bà bạn không thể căn cứ vào việc công chứng viên cầm tay bà để điểm chỉ để đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?