Bảo vệ chứng cứ trong tố tụng hành chính
Việc bảo vệ chứng cứ trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 97 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Căn cứ theo đó, việc bảo vệ chứng cứ trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và biện pháp khác.
2. Trường hợp người làm chứng bị đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc bảo vệ chứng cứ trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Viết thư UPU lần thứ 54 2025: Hãy lắng nghe đại dương, hãy bảo vệ đại dương?
- Ngày Thần Tài làm gì để cả năm may mắn? Ngày vía Thần Tài có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Ngày vía Thần Tài cúng gì?
- Tiêu chuẩn đối với cá nhân biên soạn sách giáo khoa từ 09/02/2025?
- Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 File excel cập nhật mới nhất?