Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo được quy định thế nào?
Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo được quy định tại Điều 40 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
1. Hải đảo được phân loại để bảo vệ, bảo tồn và khai thác, sử dụng tài nguyên theo quy định của Chính phủ.
2. Hồ sơ tài nguyên hải đảo bao gồm:
a) Phiếu trích yếu thông tin gồm: tên hoặc số hiệu hải đảo; loại hải đảo; vị trí, tọa độ, diện tích; quá trình khai thác, sử dụng hải đảo;
b) Bản đồ thể hiện rõ vị trí, tọa độ, ranh giới hải đảo;
c) Kết quả điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên, môi trường hải đảo;
d) Sổ thống kê, theo dõi biến động tài nguyên, môi trường hải đảo và các thông tin khác có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo trong phạm vi địa phương.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo.
Trên đây là tư vấn về lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?