Những lỗi gì khiến người lao động bị đuổi việc?
Theo Điều 125 Bộ luật lao động, có các hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.
Điểm đ khoản 2 Điều 119 Bộ luật Lao động cho phép người sử dụng lao động quy định các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật cùng trách nhiệm vật chất.
Về hình thức kỷ luật sa thải
Điều 126 Bộ luật Lao động quy định hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Đối với trưởng bộ phận tiết lộ kế hoạch kinh doanh
Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Do đó, nếu kế hoạch kinh doanh được xác định là bí mật kinh doanh và bị trưởng bộ phận kinh doanh tiết lộ, công ty có thể áp dụng khoản 1 Điều 126 để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động này.
Trường hợp kế hoạch kinh doanh đó không phải là bí mật kinh doanh và không đủ cơ sở để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Điều 126 Bộ luật Lao động, công ty có thể căn cứ Nội quy lao động để áp dụng hình thức kỷ luật khác tương ứng nếu Nội quy có quy định, chẳng hạn như khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức.
Khi xử lý kỷ luật lao động, cần tuân thủ quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật theo quy định của Nội quy lao động và pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?