Xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học.

Xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học được quy định như thế nào? Xin chào anh chị tư vấn Thư Ký Luật! Sắp tới, tôi và một vài người bạn sẽ thành lập một trung tâm xét nghiệm. Tôi biết đây là một ngành nghề kinh doanh đặc thù đáp ứng nhiều điều kiện, cho nên trước khi thành lập tôi tìm hiểu rất kĩ những quy định pháp luật liên quan. Trong đó, quy định về việc xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học được quy định ra sao tôi chưa được rõ. Kính mong anh chị tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện nay thì:

- Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm:

+ Khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;

+ Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu tại cơ sở;

+ Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.

- Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn nơi cơ sở xét nghiệm đặt trụ sở kiểm tra việc xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học của cơ sở xét nghiệm.

- Trường hợp vượt quá khả năng, Sở Y tế phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho công tác xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

- Trường hợp sự cố xảy ra tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, cấp III và cấp IV lan truyền rộng, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư hoặc an ninh quốc gia thì việc xử lý, khắc phục sự cố thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm Điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

Xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học được quy định tại Điều 20 Nghị định 103/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

Trân trọng!

An toàn sinh học
Hỏi đáp mới nhất về An toàn sinh học
Hỏi đáp Pháp luật
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen từ ngày 21/03/2024?
Hỏi đáp pháp luật
An toàn sinh học trong xét nghiệm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về quy định thực hành để đảm bảo an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm.
Hỏi đáp pháp luật
Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về nhân sự của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về trang thiết bị của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về quy định thực hành của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về nhân sự của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn sinh học
Thư Viện Pháp Luật
271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn sinh học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn sinh học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào