Cách nào chuyển tiền sang Mỹ an toàn và đúng luật?
Theo thư, trường hợp của bạn được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (viết tắt Nghị định 70/2014/NĐ-CP) quy định:
“Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác”.
Theo quy định trên, sau khi bán căn nhà được thừa kế thì mẹ bạn, bạn và em bạn được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài (thuộc trường hợp chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài).
Cũng theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP: “Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền”.
Như vậy, gia đình bạn cần liên hệ với tổ chức tín dụng được phép để thực hiện việc chuyển tiền, tổ chức tín dụng đó sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục để thực hiện yêu cầu đó tùy theo mục đích cụ thể của bạn.
Thông thường để chuyển tiền ra nước ngoài tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng) có 3 cách sau:
Cách 1: Phát hành Sec
Cách 2: Cấp giấy phép ngoại tệ cho cá nhân
Cách 3: Điện chuyển tiền.
Vì gia đình bạn bán căn nhà là tài sản thừa kế tại Việt Nam và muốn chuyển tiền ra nước ngoài nên cách nhanh nhất, thuận tiện nhất là dùng phương pháp Điện chuyển tiền SWIFT (tức là người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho tài khoản mở tại nước ngoài của người bán). Theo cách này thì người chuyển tiền sẽ phải chịu 3 loại phí (gồm hai loại phí cố định và một phí ngân hàng trung gian (nếu có):
- Phí cố định bao gồm: dịch vụ chuyển tiền (mức phí phụ thuộc vào từng ngân hàng, thông thường là 0,15%/giao dịch (tối thiểu là 5 USD) và điện phí (thông thường là 5%)
- Phí ngân hàng trung gian (nếu chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua một ngân hàng trung gian khác): Phí này tùy theo từng ngân hàng trung gian mà có các biểu phí khác nhau).
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn cần liên hệ với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để lựa chọn được phương án chuyển tiền tốt nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?