Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học.
Hiện nay cơ sở xét nghiệm được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:
- Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh;
- Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3, nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II;
- Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III;
- Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc 4 nhóm quy định tại Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
Việc phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2016/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Lịch âm 2025 - lịch vạn niên 2025: Xem đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2025?
- Thanh tra chuyên ngành thống kê là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước về những đối tượng nào?
- Cách thức kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện như thế nào?
- 03 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước là gì? Kinh phí cho hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước lấy từ đâu?