Trách nhiệm người được tiêm chủng trong việc thực hiện hoạt động tiêm chủng
Trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và của người được tiêm chủng trong việc thực hiện hoạt động tiêm chủng được quy định cụ thể tại Điều 26 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng, theo đó:
Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và của người được tiêm chủng có các trách nhiệm sau:
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ phải đăng ký tiêm chủng cho trẻ sau khi sinh hoặc khi đi tiêm chủng lần đầu và đưa trẻ đi tiêm chủng theo quy định.
- Các đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng chủ động đăng ký tiêm chủng với cơ sở y tế tại địa phương và đi tiêm chủng đầy đủ theo quy định.
- Phối hợp, tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi thực hiện tiêm chủng và theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
- Khai báo đầy đủ, trung thực các thông tin về tình trạng sức khỏe trong thời gian tiêm chủng và sau khi tiêm chủng.
- Phải thực hiện tiêm chủng trong trường hợp có chỉ định về chuyên môn.
- Lưu giữ, bảo quản sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân. Cung cấp thông tin về việc tiêm chủng của trẻ cho cơ sở giáo dục theo quy định.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của người được tiêm chủng trong việc thực hiện hoạt động tiêm chủng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?