Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự quy định: “1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm cũng là các dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội: là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với các tội phạm khác cũng có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
Phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ.
Nếu chỉ xét về yếu tố chủ thể thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và các tội có liên quan đến chức vụ, quyền hạn thì có nhiều điểm tương đồng, chỉ cần căn cứ vào Điều 4 Luật cán bộ, công chức và khoản 3 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng đã phân tích ở các phần trên để xác định thế nào là người có chức vụ, quyền hạn.
Cũng như chủ thể của các tội phạm về chức vụ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới thực hiện được tội phạm. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng với trường hợp vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn người thực hành thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 281 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp phạm tội trên là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án, vì ở độ tuổi này họ chưa thể trở thành cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có trường hợp người dưới 16 tuổi lại là người chủ mưu, khởi xướng, giúp sức trong vụ án.
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 281 mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của Điều 281 Bộ luật hình sự. Quy định tại khoản 1 của điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?