Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 32 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
- Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trên đây là quy định về việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu của thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Thời hạn lưu trữ thông tin căn cước điện tử trong hệ thống định danh là bao lâu?
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng sẽ do đơn vị nào phê duyệt?
- Cách tra cứu chứng từ khấu trừ thuế TNCN đơn giản nhất năm 2025?
- 03 cách tra cứu chứng chỉ hành nghề dược online mới nhất năm 2025?