Viên chức đang ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì thực hiện xếp lương như thế nào?
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới các đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ là cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được quy định tại Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức... được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 117/2016/NĐ-CP ( Có hiệu lực từ ngày 15/9/2016).
Về nguyên tắc, bạn vấn là đối tượng xếp lương theo Bảng 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể hơn trong Nghị định 117/2016/NĐ-CP theo đó:
Đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau:
a) Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 01 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.
b) Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 03 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.
( Khoản 1 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xếp lương của viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư được quy định tại Nghị định 117/2016/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?