Quyền xác định dân tộc của cá nhân
Theo quy định của pháp luật về dân sự hiện hành, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Theo quy định trên thì con của anh chị khi sinh ra có thể mang dân tộc của anh hoặc chị tuỳ theo thoả thuận. Nếu anh chị không thoả thuận được thì sẽ áp dụng theo tâp quán địa phương của dân tộc Kinh và dân tộc Hoa. Nếu tập quán xác định dân tộc của dân tộc Kinh khác dân tộc Hoa thì trong trường hợp này sẽ áp dụng tập quán của dân tộc Hoa (Vì ở Việt Nam dân tộc Hoa là dân tộc thiểu số).
Trên đây là quy định về quyền xác định dân tộc của cá nhân. Anh có thể xem và tham khảo, sau đó áp dụng sao cho hợp lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?