Trường hợp bị cấm xuất nhập cảnh?
Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh có quyền ra quyết định chưa cho xuất cảnh với người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 94/2015/NĐ-CP), công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh được quy định như sau:
a) Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, với trường hợp công dân bị tình nghi phạm tội nhưng vụ án chưa được khởi tố để điều tra thì vẫn có thể được xuất cảnh bởi điều luật quy định phải thuộc trường hợp “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm” (vụ án đã được khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự)
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành), người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy, quy định mới này đã cho phép cơ quan tiến hành tố tụng được phép ra lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân ngay cả khi chưa khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?