Phụ nữ có nên mang bình xịt hơi cay để phòng thân?

Do hay phải đi xa bằng xe máy, bạn bè khuyên tôi mua bình xịt hơi cay cất trong cốp đề phòng khi xảy ra bất trắc, nhất là chống lại việc bị chặn đường hiếp dâm... Tôi không biết mang theo bình này thì có được phép hay không?

Bình xịt hơi cay là một trong những công cụ hỗ trợ được nhà nước và các cơ quan chức năng quy định việc sử dụng và quản lý rất nghiêm ngặt. Công dân không được phép tàng trữ, sử dụng, mượn, thuê, mua, bán… dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo điểm b, Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh16/2011/UBTVQH12 về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì bình xịt hơi cay là một trong các “công cụ hỗ trợ”.

Theo Điều 19 Nghị định 25/2012/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ gồm:

a) Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ

b) Công an nhân dân

c) An ninh hàng không

d) Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường

đ) Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ

e) Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn

g) Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động

h) Cơ quan thi hành án dân sự

i) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư

k) Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

l) Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Như vậy, cá nhân được phép mang theo những công cụ hỗ trợ, trong đó có bình xịt hơi cay, chỉ được sử dụng chúng trong những trường hợp thực sự cần thiết và phải đảm bảo an toàn, trật tự xã hội. Việc một cá nhân không thuộc các trường hợp được phép sử dụng công cụ hỗ trợ đã liệt kê theo quy định tại Điều 19 Nghị định 25/2012/NĐ-CP nêu trên mà tàng trữ bình xịt hơi cay để phòng thân là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo điểm đ, Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Do đó, việc bạn muốn đảm bảo an toàn cho mình là một nhu cầu chính đáng tuy nhiên nếu nghe lời khuyên của bạn bè thì hành vi của bạn là vi phạm quy định của pháp luật nên sẽ bị xử phạt hành chính và tịch thu tang vật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
297 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào