Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển

Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển. Em có một thắc mắc cần anh chị chỉ giúp gấp giùm em! Em và một vài đứa bạn muốn lập một dự án kinh tế liên quan tới rừng ven biển. Em được hướng dẫn một vài vấn đề liên quan tới khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển. Nhưng em không hiểu gì về những vấn đề này. Cho em hỏi, nội dung này được quy định ở đâu, bao gồm những gì? Em xin cảm ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Loại rừng, đối tượng, điều kiện được hỗ trợ và phương thức khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển được quy định tại Nghị định 119/2016/NĐ-CP quản lý bảo vệ phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu (Có hiệu lực từ ngày 10/10/2016).

Thứ nhất, về loại hình được hỗ trợ khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên bao gồm: Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp quản lý; diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển chưa giao, chưa cho thuê do Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.

Thứ hai, về các đối tượng được hỗ trợ bao gồm:  Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ổn định tại các xã ven biển thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ven biển theo hợp đồng khoán.

Thứ ba, về điều kiện được hỗ trợ, phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất rừng ven biển của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền hoặc hợp đồng khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng ven biển của Ban quản lýrừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Có cam kết bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.

d) Được bên giao khoán nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.

Thứ tư, về phương thức khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển thực hiện thông qua hợp đồng khoán theo quy định hiện hành.

a) Bên giao khoán: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Bên nhận khoán: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ổn định tại các xã có rừng ven biển.

c) Hàng năm, bên giao khoán có trách nhiệm ký kết hợp đồng khoán, nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định. Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để bên giao khoán thanh toán, quyết toán kinh phí.

(Điều 9 Nghị định 119/2016/NĐ-CP)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng ven biển theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
368 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào