Chính sách đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Chính sách đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển được quy định tại Nghị định 119/2016/NĐ-CP quản lý bảo vệ phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu ( Có hiệu lực từ ngày 10/10/2016).
Việc đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển được thực hiện với cả Ngân sách nhà nước ở địa phương và trung ương. Trong đó, vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về NSTW. Cụ thể:
1. Ngân sách các địa phương bảo đảm kinh phí cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo kế hoạch, dự toán được duyệt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm:
a) Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
b) Tổ chức giao, cho thuê rừng ven biển;
c) Hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
d) Tuyên truyền, giáo dục; khuyến lâm; nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, chức năng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển;
e) Đầu tư, hỗ trợ kinh phí ngoài mức hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách trung ương nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này theo Điều kiện thực tế của địa phương.
2. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ven biển.
a) Mức kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành.
b) Mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/hécta trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/hécta/năm).
c) Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/hécta, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.
3. Ngân sách trung ương đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
a) Điều tra, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển;
b) Trồng rừng mới, cải tạo rừng ven biển chất lượng kém không có khả năng phục hồi theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt với thời gian trồng và chăm sóc 5 năm;
c) Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ven biển là rừng tự nhiên chất lượng kém, chưa đủ tiêu chí thành rừng;
d) Xây dựng công trình chống sạt lở, gây bồi, tạo bãi để khôi phục, phát triển rừng ven biển trong các dự án lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển;
e) Công tác quản lý, kiểm tra, nghiệm thu các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
(Điều 4 Nghị định 119/2016/NĐ-CP)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Chính sách đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?