Quy định thi hành án nghĩa vụ liên đới
Trường hợp bạn hỏi chúng tôi không có hồ sơ thi hành án, không rõ nội dung vụ việc nên chúng tôi trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều 7 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và khoản 1 Điều 2, Điều 5 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự: Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.
Trường hợp bản án, quyết định của Toà án mà theo đó nghĩa vụ liên đới không xác định rõ phần nghĩa vụ của từng người, thì cơ quan thi hành án yêu cầu một hoặc một số người có điều kiện thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới. Trường hợp bản án, quyết định của Toà án mà theo đó nghĩa vụ liên đới xác định rõ phần của từng người và họ đều có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu mỗi người thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Nếu người có nghĩa vụ liên đới không có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu những người có điều kiện thi hành án thực hiện thay phần nghĩa vụ của người đó. Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định tại Điều 289 của Bộ luật Dân sự.
Cơ quan thi hành án dân sự có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tất cả những người, tài sản có liên quan đến việc thi hành án để tránh trường hợp tẩu tán, trốn tránh việc thi hành án.
Theo nội dung mà bạn cung cấp chúng tôi không rõ thời điểm nào thì A, B và C đề nghị tự nguyện thi hành tài sản chung. Nội dung mà bạn cung cấp cho thấy: A, B và C có tài sản chung là 3 tỷ. Tài sản này lớn hơn gấp nhiều lần nghĩa vụ A, B, C phải trả cho D và E ( số tiền 700 triệu đồng). Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ: Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Như vậy, theo quy định trên Chấp hành viên có quyền ra quyết định thu tiền của B tại Ngân hàng, sau đó cưỡng chế tài sản riêng của A (01 tỷ) để đảm bảo thi hành án cho D và E, đồng thời tránh được thiệt hại đến tài sản chung có giá trị lớn của A, B và C. A có quyền yêu cầu B, C thanh toán lại phần nghĩa vụ mà A đã thực hiện thay cho họ.
Nếu sau khi Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản của A và giao cho D, E để đảm bảo thi hành án thì việc thi hành án đã kết thúc. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện A từ chối đề nghị tự nguyện thi hành tài sản chung của A, B, C là đúng quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?