Các nội dung về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS
Nội dung về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng được quy định tại Bộ luật ISPS (Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng 2002) có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
Theo đó, việc đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng được thực hiện cho các đối tượng là Nhân viên An ninh Bến cảng và những Nhân viên an ninh phù hợp của bến cảng. Cụ thể:
- Nhân viên An ninh Bến cảng và những nhân viên an ninh phù hợp của bến cảng phải có kiến thức và được đào tạo.
- Nhân viên an ninh bến cảng có những nhiệm vụ an ninh riêng phải hiểu được những nhiệm vụ và trách nhiệm của họ đối với an ninh bến cảng, được nêu trong Kế hoạch An ninh Bến cảng và phải có đủ kiến thức và khả năng để thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Để đảm bảo việc triển khai hiệu quả Kế hoạch An ninh Bến cảng, các đợt thực tập phải được thực hiện ở những khoảng thời gian phù hợp, lưu ý đến hình thức hoạt động của bến cảng, sự thay đổi nhân sự của bến cảng, kiểu tàu mà bến cảng phục vụ và các hoàn cảnh liên quan khác.
(Mục 18 Phần A, xem hướng dẫn chi tiết tại Mục 18 Phần B)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các nội dung về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?