Quy định về Kế hoạch An ninh Bến cảng theo Bộ luật ISPS
Nội dung về Kế hoạch An ninh Bến cảng được quy định tại Bộ luật ISPS (Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng 2002) có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
Theo đó, Kế hoạch An ninh Bến cảng phải được lập và duy trì, trên cơ sở đánh giá an ninh bến cảng, cho mỗi bến cảng, thích hợp cho giao tiếp tàu/cảng. Kế hoạch phải đưa ra các quy định đối với ba cấp độ an ninh như định nghĩa trong Bộ luật ISPS và phải được Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền của họ, phê duyệt.
Kế hoạch tối thiểu phải nêu rõ:
.1. các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa đưa vào bến cảng hoặc lên tàu vũ khí hoặc bất kỳ các hóa chất và thiết bị nguy hiểm nào dự định sử dụng vào mục đích tấn công người, tàu hoặc bến cảng và việc vận chuyển chúng là bất hợp pháp;
.2. các biện pháp được thiết lập để ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép bến cảng, tàu đậu tại bến cảng và các khu vực hạn chế của bến cảng;
.3. các qui trình đối phó đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh kể cả các quy định về việc duy trì những hoạt động khẩn cấp của bến cảng hoặc giao tiếp tàu/cảng;
.4. các qui trình tuân thủ hướng dẫn an ninh bất kỳ do Chính phủ Ký kết, mà bến cảng thuộc chủ quyền, đưa ra ở cấp độ an ninh 3;
.5. các qui trình sơ tán trong trường hợp có sự đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh;
.6. nhiệm vụ của nhân viên bến cảng được phân công trách nhiệm về an ninh và nhiệm vụ của những người khác trong bến cảng về các lĩnh vực an ninh;
.7. các qui trình về phối hợp với các hoạt động an ninh của tàu;
.8. các qui trình về soát xét định kỳ và cập nhật kế hoạch;
.9. các qui trình về báo cáo sự cố an ninh;
.10. nhận biết Nhân viên An ninh Bến cảng, kể cả chi tiết liên lạc 24/24 giờ;
.11. các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin trong kế hoạch;
.12. các biện pháp được thiết lập để đảm bảo an ninh hiệu quả đối với hàng hóa và thiết bị làm hàng trong bến cảng;
.13. các qui trình đánh giá Kế hoạch An ninh Bến cảng;
.14. các qui trình ứng phó trong trường hợp hệ thống báo động an ninh tàu tại bến cảng hoạt động; và
.15. các qui trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bờ của thuyền viên hoặc thay đổi nhân sự cũng như việc tiếp cận của khách lên tàu, kể cả đại diện của các tổ chức phúc lợi thuyền viên và công đoàn.
Kế hoạch An ninh Bến cảng có thể kết hợp với, hoặc là một phần của, kế hoạch an ninh toàn bộ cảng hoặc, kế hoạch hoặc các kế hoạch sự cố khác của toàn bộ cảng.
Chính phủ Ký kết mà bến cảng thuộc chủ quyền phải xác định những thay đổi nào trong Kế hoạch An ninh Bến cảng không phải thực hiện trừ khi những bổ sung sửa đổi phù hợp của kế hoạch được họ phê duyệt.
(Mục 16 Phần A, xem hướng dẫn chi tiết tại Mục 16 Phần B)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Kế hoạch An ninh Bến cảng theo Bộ luật ISPS. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?