Các cấp độ An ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS

Các cấp độ An ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, mình đang là nhân viên phòng kỹ thuật của Cảng Hải Phòng. Mình có một thắc mắc liên quan tới vấn đề An ninh bến cảng, cụ thể: Theo mình biết thì An ninh bến cảng cũng được chia ra làm 3 cấp độ, tuy nhiên mình chưa hiểu lắm về quy định này. Mong các bạn bỏ chút thời gian giải thích giùm mình và vấn đề này được quy định ở văn bản nào? Thanks!

Nội dung về các cấp độ An ninh bến cảng được quy định tại Bộ luật ISPS (Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng 2002) có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.

Theo đó, bến cảng được yêu cầu hoạt động ở các cấp độ an ninh do Chính phủ Ký kết mà bến cảng thuộc chủ quyền thiết lập.

Các biện pháp và qui trình an ninh phải được áp dụng tại bến cảng theo cách sao cho giảm thiểu những trở ngại, hoặc chậm trễ đối với hành khách, tàu, nhân viên trên tàu, khách, hàng hóa và các dịch vụ.

An ninh bến cảng cũng được chia làm 3 cấp độ giống như An ninh Tàu. Cụ thể:

- Ở cấp độ an ninh 1, những hành động sau đây phải được thực hiện thông qua các biện pháp phù hợp trong tất cả các bến cảng:

.1. đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ an ninh bến cảng;

.2. kiểm soát tiếp cận bến cảng;

.3. theo dõi bến cảng, kể cả các khu vực neo và cầu cảng;

.4. theo dõi các khu vực hạn chế để đảm bảo chỉ những người có thẩm quyền mới được tiếp cận;

.5. giám sát hoạt động làm hàng;

.6. giám sát hoạt động nhận đồ dự trữ cho tàu; và

.7. đảm bảo việc trao đổi thông tin an ninh sẵn sàng.

- Ở cấp độ an ninh 2, các biện pháp bảo vệ bổ sung, được nêu trong Kế hoạch An ninh Bến cảng, phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hành động được nêu chi tiết ở cấp độ an ninh 1. 

- Ở cấp độ an ninh 3, các biện pháp tăng cường bảo vệ đặc biệt, được nêu trong Kế hoạch An ninh Bến cảng, phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hành động được nêu chi tiết ở cấp độ an ninh 1. 

 Đồng thời, ở cấp độ an ninh 3, yêu cầu bến cảng phải đáp ứng và triển khai thực hiện những hướng dẫn bất kỳ do Chính phủ Ký kết mà bến cảng thuộc chủ quyền đưa ra.

(Mục 14 Phần A, xem hướng dẫn chi tiết tại Mục 14 Phần B)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các cấp độ An ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!

Bến cảng
Hỏi đáp mới nhất về Bến cảng
Hỏi đáp pháp luật
Bến cảng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch An ninh Bến cảng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp độ an ninh trong an ninh tàu và bến cảng quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí Nhân viên An ninh Bến cảng theo Bộ luật ISPS
Hỏi đáp pháp luật
Các cấp độ An ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung đánh giá an ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Kế hoạch An ninh Bến cảng theo Bộ luật ISPS
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhân viên An ninh Bến cảng theo Bộ luật ISPS
Hỏi đáp pháp luật
Bến cảng nội địa không có bảng niêm yết giá vé bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các nội dung về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh bến cảng theo Bộ luật ISPS
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bến cảng
Thư Viện Pháp Luật
435 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bến cảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bến cảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào