Quy định về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh tàu theo Bộ luật ISPS
Nội dung về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh tàu được quy định tại Bộ luật ISPS (Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng 2002) có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
Về các thành phần có trách nhiệm trong hoạt động đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh tàu bao gồm: Nhân viên An ninh Công ty, Sĩ quan An ninh Tàu và Nhân viên trên tàu.
Theo đó, Nhân viên An ninh Công ty và Sĩ quan An ninh Tàu phải có kiến thức và được đào tạo. Nhân viên An ninh Công ty phải đảm bảo phối hợp và triển khai hiệu quả Kế hoạch An ninh Tàu bằng việc tham gia vào các đợt huấn luyện ở những khoảng thời gian phù hợp.
Nhân viên trên tàu có những nhiệm vụ an ninh riêng phải hiểu được những nhiệm vụ và trách nhiệm của họ đối với an ninh tàu, được nêu trong Kế hoạch An ninh Tàu và phải có đủ kiến thức và khả năng để thực hiện những nhiệm vụ quy định cho họ.
Để đảm bảo việc triển khai hiệu quả Kế hoạch An ninh Tàu, các đợt thực tập phải được thực hiện ở những khoảng thời gian phù hợp, lưu ý đến kiểu tàu, sự thay đổi nhân sự của tàu, bến cảng mà tàu ghé vào và các tình huống liên quan khác.
(Mục 13 Phần A, xem hướng dẫn chi tiết tại Mục 13 Phần B)
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về đào tạo, huấn luyện và thực tập an ninh tàu theo Bộ luật ISPS. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?