Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực hóa chất như thế nào?
Nếu thật sự có kết luận công ty đó có vi phạm trong việc sản xuất phân bón dẫn đến những hậu quả như bạn đã nêu thì căn cứ Điều 3 Nghị định 163/2013/NĐ-CP, ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm; buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất độc cho phép.
2. Buộc tiêu hủy phân bón nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
3. Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm, công nhận lại chất lượng phân bón do không thực hiện đúng các quy định về phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhận chất lượng phân bón.
4. Buộc khảo nghiệm lại, cải chính kết quả khảo nghiệm phân bón hoặc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm do thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định, không trung thực.
5. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc khắc phục tình trạng không an toàn trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
6. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ đến kho, địa điểm theo quy định.
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 115/2016/NĐ-CP còn bổ sung thêm một số hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh Mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, thử nghiệm phân bón; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng; Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF, hoạt động sản xuất phân bón, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định nay là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với loại tang vật phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Do bạn chưa nói rõ hành vi của công ty rơi cụ thể vào lỗi vi phạm nào nên còn tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp.
Trên đây là quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực hóa chất. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 163/2013/NĐ-CP và Nghị định 115/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?