Thủ tục tuyên án trong phiên tòa phúc thẩm dân sự
Tuyên án là hoạt động mà qua đó Tòa án cấp phúc thẩm công bố quyết định của mình về hướng giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa đọc toàn văn bản án hoặc trường hợp xử họp kín thì có thể tóm tắt bản án, phần quyết định của bản án phải được tuyên công khai. Sau khi tuyên án, Chủ tọa phiên tòa sẽ giải thích cho các đương sự biết bản án phúc thẩm là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay. Đối với đương sự không biết tiếng Việt, sau khi tuyên án xong người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án theo quy định tại Điều 267 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo Điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thủ tục tuyên án tại Phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự. Sau khi bản án được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xử án để tuyên án. Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được phép của chủ toạ phiên toà. Chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.
Trong trường hợp có đương sự không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết.”
Trên đây là tư vấn về thủ tục tuyên án trong phiên tòa phúc thẩm dân sự. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?