Mua nhà bằng tiền mẹ cho nhưng muốn giấu chồng
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".
Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, theo đó:
1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì về nguyên tắc, tài sản hình thành sau thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng.
Để hạn chế tranh chấp tài sản chung của vợ chồng cũng như có cơ sở xác định tài sản là chung hay riêng, pháp luật quy định sau khi kết hôn bắt buộc hợp đồng mua bán nhà phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Nếu một trong hai người không ký thì người không ký phải lập văn bản ủy quyền cho người kia đại diện đứng tên (trường hợp này được xác định là tài sản chung vợ chồng) hoặc phải lập “văn bản cam kết tài sản riêng” của vợ chồng.
Sau khi có một trong hai văn bản công chứng này thì hợp đồng mua bán mới được thực hiện, chứng nhận. Do vậy, việc bạn mua nhà và muốn đứng tên một mình trong hợp đồng mua bán (đồng thời để chứng minh là tài sản riêng của bạn) thì yêu cầu bắt buộc vợ chồng bạn phải lập “Văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng” tại Văn phòng công chứng trước khi bạn ký hợp đồng mua bán.
Nếu bạn không muốn chồng bạn biết việc mua bán này thì bạn có thể nhờ bố mẹ bạn đứng tên hợp đồng mua bán nhà. Sau khi bố mẹ bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bố mẹ bạn có thể làm hợp đồng tặng cho lại riêng cho bạn (hợp đồng tặng cho được lập tại Văn phòng công chứng nơi có bất động sản).
Trường hợp này không cần phải có văn bản thỏa thuận của chồng bạn. Nếu làm hợp đồng tặng cho giữa bố mẹ và bạn thì khi đăng ký sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ (Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Khoản 1 Điều 1 Nghị định 123/2013/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ).
Về việc chứng minh tài sản riêng:
Theo quy định tại Điều 43, Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản riêng của vợ, chồng và quyền định đoạt đối với tài sản riêng:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng…Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.
Theo quy định trên, sau khi thực hiện việc mua bán riêng hoặc tặng cho riêng, đó là tài sản riêng của bạn, do đó bạn có toàn quyền quyết định đối với tài sản này mà không phụ thuộc vào chồng bạn, trừ khi bạn mang nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?