Các trường hợp thực hiện biệt phái viên chức

Tôi là một giáo viên ở Nam Định. Xin tòa soạn cho biết việc điều động biệt phái giáo viên THCS và tiểu học ở Nam Định có thực hiện đúng với các quy định của nhà nước và của Ngành không? – (hoanganh***@gmail.com).

Trước hết để trả lời cho thắc mắc này của bạn, chúng tôi muốn bạn thông tin chi tiết về quá trình thực hiện nhiệm vụ biệt phái của các bạn. Có như vậy, chúng tôi mới có cơ sở để trả lời chính xác việc quyết định biệt phái ở địa phương bạn là đúng hay sai.

Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, các bạn nên tìm hiểu kỹ Điều 25 và Điều 26 Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Cụ thể như sau: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.

Việc phân công nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.

* Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Thời hạn biệt phái viên chức không quá 3 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.

Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.

Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.

Trường hợp biệt phái viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Trường hợp biệt phái viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức biệt phái có hưởng phụ cấp khu vực tại nơi được biệt phái hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức là con thương binh có bị cử đi biệt phái không?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp được biệt phái viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp thực hiện biệt phái viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Có được biệt phái viên chức nữ đang mang thai hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được biệt phái viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp không được thực hiện biệt phái viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ có người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì mới có quyền biệt phái viên chức?
Hỏi đáp pháp luật
Có được biệt phái đối với viên chức mới vào biên chế gần 1 năm hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức là phụ nữ thì sẽ không thực hiện việc biệt phái
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường hợp biệt phái viên chức
Thư Viện Pháp Luật
308 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trường hợp biệt phái viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường hợp biệt phái viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào