Phải làm gì khi chồng ngăn đi làm, cấm thăm bố mẹ?
Theo quy định tại mục 1 Chương III Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nghiêm cấm hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định một số hành vi bạo lực gia đình gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Nếu chồng ép vợ bỏ việc, cấm ra ngoài, kể cả nhà ngoại, thậm chí có hành vi bạo hành thì đó là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật. Chị có thể khuyên ngăn chồng để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình và/hoặc phản ảnh vụ việc đến chính quyền địa phương để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng với mỗi hành vi vi phạm.
Đối với hành vi bạo hành xâm hại sức khỏe thành viên gia đình, Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Nếu việc bạo hành nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng với hành vi vi phạm, chẳng hạn như tội Cố ý gây thương tích, tội Hành hạ người khác…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?