Cho người không có bằng lái mượn xe có vi phạm luật không?
Trường hợp của bạn bạn đã cho người khác mượn xe thuộc quyền sở hữu của mình được hiểu là việc bạn đã tự nguyện chuyển giao phương tiện thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sử dụng. Theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì điều kiện để một người có thể điều kiện xe đó là:
“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2.Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với lạo xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏa của người lái xe, việc khám sức khỏe định kyd đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khác sức khỏe của người lái xe.”
Điểm đ khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với chủ sở hữu phương tiện khi có hành vi sau đây:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đã cho người khác mượn xe mà người đó lại không có Bằng lái xe theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008. Vì thế bạn sẽ bị xử phạt theo quy định trên, mức phạt từ 800.000 đến 1.00.0000 đồng. Cơ quan cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện của bạn theo quy định Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Bạn muốn lấy xe về, bạn phải đến cơ quan cảnh sát giao thông đã thu xe của bạn. Xuất trình các căn cứ mà cụ thể là Giấy Đăng kí xe để chứng minh bạn là chủ sở hữu của chiếc xe đó mà không phải là bạn của bạn. Bạn sẽ tiến hành nộp phạt theo quy định trên. Sau khi nộp phạt có biên lai nộp phạt, bạn có thể láy xe về. Bên cạnh đó, bạn của bạn cũng phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt đối với hành vi điều kiện phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe phù hợp theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn về việc cho người không có bằng lái mượn xe. Bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP để hiểu rõ hơn về trường hợp của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lịch nghỉ tết tây 2025 người lao động được nghỉ mấy ngày?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024?