Trường hợp được xét nồng độ cồn trong máu của người lái xe
Trường hợp được xét nồng độ cồn trong máu của người lái xe được pháp luật quy định như sau:
Theo Điều 3 Thông tư 26/2014/TTLT- BYT-BCA quy định về xét nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
“1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.”
Như vậy, nếu cảnh sát, công an đang làm nhiệm vụ phát hiện người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất có cồn thì cá nhân có thẩm quyền đó hoàn toàn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
Hạn mức nồng độ cồn trong máu khi điều khiển xe máy tham gia giao thông
Việc xử phạt người điều khiển xe máy có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể là tại Khoản 6 và Điểm c Khoản 8 Điều 6 của Nghị định này. Theo đó:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.”
Trên đây là tư vấn về trường hợp được xét nồng độ cồn trong máu của người lái xe và mức phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy khi trong máu có nồng độ cồn. Để hiểu hơn về trường hợp này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2014/TTLT- BYT-BCA và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?