Chỉ cách làm di chúc hợp pháp?

Mẹ ly dị bố từ khi em còn nhỏ, nhưng giấy ly hôn đã mất. Nay em lập gia đình, sống chung với mẹ. Bà muốn làm di chúc để lại toàn bộ tài sản và đất cho riêng mình em. Xin các anh , chị chỉ cách làm di chúc hợp pháp, có giá trị trước pháp luật?

VĂN BẢN PHÁP LUẬT THAM CHIẾU: Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội (viết tắt là BLDS 2005).

1. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 BLDS 2005). Một di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 649 BLDS 2005).

a. Di chúc bằng văn bản gồm các hình thức sau (Điều 650 BLDS 2005):

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có công chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 653 BLDS 2005):

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản;

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

c. Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 651 BLDS 2005).

Lưu ý:

- Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện nêu tại phần 1 ở trên.

- Trong trường hợp tài sản thừa kế là là tài sản có đăng ký quyền sở hữu (như bất động sản, ô tô, xe máy…) thì để tránh phức tạp về thủ tục hưởng di sản thừa kế, di chúc nên được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc hợp pháp
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc hợp pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người sẽ công bố di chúc hợp pháp? Thời điểm công bố di chúc hợp pháp là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì người lập di chúc hợp pháp được hủy bỏ di chúc hợp pháp? Di chúc mất hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc viết tay có giá trị không?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc không chữ ký có hợp pháp?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện của Di chúc phù hợp trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật áp dụng xác định năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về công bố và chuyển giao di chúc trong lĩnh vực tương trợ tư pháp Việt - Lào
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc nhiều trang thì trang nào cũng bắt buộc phải có chữ ký đúng không?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có giá tri trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được nhờ người khác viết di chúc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc hợp pháp
Thư Viện Pháp Luật
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc hợp pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc hợp pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào