Chi tiền “bôi trơn” dự án là hành vi tham nhũng?
Tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 59/ 2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng xác định:
1- Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;
đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;
g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
Như vậy, ngoài hành vi nhận hối lộ, những hành vi đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ vì vụ lợi cũng được xác định là tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu của thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Phí làm lại thẻ căn cước năm 2025 mất bao nhiêu tiền?
- Học phí lớp đào tạo nghề luật sư (Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế) khóa 9 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
- Mẫu hợp đồng thuê địa điểm dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 dành cho giáo viên mới nhất?
- Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp tỉnh năm 2024 - 2025?