Nhận con nuôi ở Việt Nam
Theo quy định tại Điều 35 và khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006, những người sau đây được xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi: - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Người thuộc đối tượng này được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghi định 68 làm con nuôi. - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi: a) Người có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên. Thời gian 6 tháng được tính theo một lần nhập - xuất cảnh Việt Nam; nếu hai vợ chồng xin nhận con nuôi thì chỉ cần một người đáp ứng điều kiện này; b) Người có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam. Người gốc Việt Nam được hiểu là người hiện nay hoặc trước đây từng có quốc tịch Việt Nam; người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã có quốc tịch Việt Nam; c) Người có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi. Quan hệ họ hàng được hiểu là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi (theo bên nội hoặc bên ngoại). Trường hợp người có quan hệ họ hàng là ông, bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin nhận nhau làm con nuôi, thì không giải quyết. Quan hệ thân thích là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là chồng với con riêng của vợ hoặc vợ với con riêng của chồng. - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi và cũng không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 nghị định 68, thì chỉ được xin nhận con nuôi là trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại gia đình hoặc tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoặc trẻ em mồ côi đang sống tại gia đình cũng thuộc diện này. 1.4. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi, không phụ thuộc vào việc Việt Nam với nước ngoài nơi người đó định cư cùng hoặc không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa. Nếu bạn là người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch Mỹ, bạn có quyền xin nhận con nuôi ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?