Việt kiều nhờ người trong nước đứng tên mua nhà, đất
Hệ thống pháp luật của Việt Nam đến nay vẫn chưa quy định cụ thể cho phép Việt kiều mua bán nhà, đất tại Việt Nam. Do đó, mọi trường hợp mua bán nhà, đất của Việt kiều ở trong nước đều không phù hợp với pháp luật.
Trong thực tế, nếu có sự “nhờ đứng tên” thì việc đó chỉ là hợp đồng giao ước giữa hai bên, được hiểu ngầm với nhau mà thôi. Xét về mặt pháp lý, đó là hành vi không phù hợp với pháp luật. Hợp đồng giữa người bỏ tiền ra mua và người đứng tên giùm bị coi là vô hiệu và nếu có tranh chấp không tự giải quyết được với nhau, phải kiện ra tòa thì tòa án cũng sẽ hủy giao ước đó.
Đến nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về vấn đề này, song trong thực tế xét xử lâu nay, tòa án thường vận dụng hướng giải quyết đã được TAND Tối cao tổng kết (trong Hội nghị tổng kết ngành tòa án năm 1995). Theo đó, hướng giải quyết chủ yếu như sau:
- Trước khi xét xử, tòa án thành lập hội đồng định giá và tiến hành định giá nhà, đất đang tranh chấp;
- Buộc bên bán thanh toán cho bên mua theo giá lúc giao kết hợp đồng; phần chênh lệch giữa giá lúc xét xử và giá lúc giao kết hợp đồng được sung công quỹ.
Trong trường hợp bên bán không có nhu cầu lấy lại nhà, đất thì tòa án giao cho cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá, tiền bán được cũng thanh toán theo cách trên. Nếu tiền bán được thấp hơn giá mua bán lúc giao kết hợp đồng thì bên bán chỉ được nhận theo số tiền thực tế bán được đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?