Thủ tục để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Trước hết chúng tôi xin trao đổi với ông về điều kiện của người nhận con nuôi theo quy định của luật pháp Việt Nam: Người nhận con nuôi phải có các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi đầy đủ; hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Theo quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ ngày 10.7.2002 thì trẻ em được nhận làm con nuôi bao gồm: Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng (được thành lập hợp pháp tại Việt Nam). Trong trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình, nếu trẻ đó thuộc trường hợp là trẻ mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi. Về thủ tục gồm có: Đối với người nhận con nuôi là công dân của một nước đã ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi (Pháp đã ký kết điều ước với Việt Nam) nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì thủ tục phải hoàn chỉnh ở phía bên kia (nước sở tại) bao gồm: Đơn yêu cầu, đề đạt nguyện vọng nuôi con nuôi, hoàn cảnh kinh tế có đảm bảo việc nuôi con nuôi hay không? Giấy khám sức khỏe không mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu nước sở tại đồng ý thì cấp giấy phép cho ông. Sau đó ông đem các giấy tờ này về nộp tại Cục con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp Việt Nam. Thời hạn giải quyết việc xin con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ em là 120 ngày, kể từ ngày Cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận con nuôi. Trong trường hợp phải yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định thì thời hạn được kéo dài thêm 30 ngày. Còn về nguyện vọng của ông muốn hai đứa trẻ sau này chỉ mang họ của ông, vấn đề này thuộc thẩm quyền của nước sở tại sau khi thủ tục giao nhận con nuôi ở Việt Nam đã hoàn tất.
Thư Viện Pháp Luật
- Năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển đại học đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức mới?
- Những mục tiêu nào được đề ra trong việc phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cán bộ công chức đánh bạc trái phép tại nơi làm việc xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Thành phần Hội đồng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao gồm Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hay không?