Chủ thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác

Chủ thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác?

Cũng như đối với các tội phạm khác, chủ thể của tội “cố ý làm lộ bí mật công tác” cũng được coi là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Việc xác định tư cách chủ thể cuat tội phạm này có ý nghĩa phân biệt với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước;tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước quy định tại Điều 263 Bộ luật hình sự.
 
Người có chức vụ, quyền hạn là người đã được phân tích ở phần khái niệm về chức vụ. Tuy nhiên, đối với tội phạm này, người có chức vụ, quyền hạn đã cố ý làm lộ bí mật trong phạm vi công tác của mình. Nếu bí mật đó không thuộc phạm vi công tác của mình mà người phạm tội biết được và đã cố ý làm lộ bí mật đó thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 hoặc Điều 263 Bộ luật hình sự. VÍ dụ: Trần Mai H với tư cách là Tổng biên tập một tờ báo đã trực tiếp viết bài và cho đăng nội dung Công văn số 1333 ngày 19-8-1996 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) nhằm bênh vực cho một tên tội phạm nguy hiểm. Công văn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được đóng dấu mật. Mặc dù Trần Mai H là người có chức vụ, quyền hạn nhưng những thông tin bí mật mà H làm lộ không liên quan đến trách nhiệm của H, nên hành vi của H không phải là hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác mà là hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước quy định tại Điều 263 Bộ luật hình sự.
 
Mặc dù chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, nhưng điều khẳng định này chỉ đúng với trường hợp vụ án không có đồng phạm, nếu vụ án có đồng phạm thì chỉ yêu cầu người thực hành phải là người có chức vụ, quyền hạn, còn những người đồng phạm khác không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
 
Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau:
 
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với tội cố ý làm lộ bí mật công tác cả khoản 1 và khoản 2 của diều luật không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
 

Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại bao nhiêu tiền thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là hành vi tham nhũng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội đào nhiệm theo điều 363 Bộ luật hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa tiền để chạy việc có vi phạm gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Tham ô bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận tiền để chạy việc cho người khác nhưng không làm được thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về chức vụ
Thư Viện Pháp Luật
167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về chức vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về chức vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào