Phải chịu trách nhiệm khi cho mượn xe máy, gây tai nạn
Khoản 2 Điều 627 Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Mục 6 phần dân sự của Công văn số 16/1999/KHXX ngày 1/2/1999 của TAND tối cao hướng dẫn việc phân định trách nhiệm cụ thể giữa chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ như sau:
- Nếu chủ sở hữu vẫn chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu hoặc giao cho người khác sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu và người chiếm hữu hoặc người sử dụng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
- Nếu bên nhận, bên giao có thỏa thuận (trước hoặc sau khi gây thiệt hại) thì việc bồi thường được thực hiện theo thỏa thuận, trừ trường hợp thỏa thuận đó trái pháp luật hoặc nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Theo quy định của pháp luật, xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó nếu anh và bạn anh không có thỏa thuận khác thì hai người phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Việc người bị tai nạn kiện là đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?