Khách thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác
Khách thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc bảo mật của Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, thậm chí gây ra tác hại rất lớn, để người khác lợi dụng chống lại chế độ, gây mất đoàn kết hoặc đối phó với các chủ trương chính sách trước khi được thi hành.
Đối tượng tác động của tội phạm này được nêu ngay trong cấu thành tội phạm, đó là bí mật công tác. Bí mật công tác cũng là bí mật nhà nước, nhưng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ công tác của người có chức vụ, quyền hạn.
Bí mật công tác thuộc độ tuyệt mật và tối mật được quy định cụ thể tại Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 - 12- 2000, nhưng đối với bí mật công tác của các cơ quan, tổ chức không độ tuyệt mật và tối mật mà thuộc độ mật thì do cơ quan, tổ chức đề nghị thủ tướng quyết định.
Tại quyết định số 208/TTg ngày 6 - 4 - 1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh mục bí mật của Tòa án nhân dân tối cao. Theo quyết định này, thì danh mục bí mật nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao cũng được chia làm hai loại: loại tối mật và loại mật. Do đó, khi xác định tài liệu bị tiết lộ có phải là bí mật công tác hay không, ngoài việc căn cứ pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, còn phải căn cứ vào các văn bản khác của từng ngành, liên ngành quy định về danh mục bí mật của cơ quan, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?