Uống rượu bia lái xe bị phạt như thế nào?

Khi tham gia giao thông, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn ở mức nào thì bị xử phạt? Các mức xử phạt như thế nào?

Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (khoản 8, Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008) và sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013. Cụ thể: - Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (khoản 7, Điều 5); -  Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máu (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định trên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 5, Điều 6); Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng, nếu người điều khiển gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng (điểm b,c khoản 10 Điều 6). - Đối với  người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm a khoản 6 Điều 7). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 01 tháng; Nếu người điều khiển gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng (khoản 9 Điều 7). - Đối với lái tàu, phụ lái tàu khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 6, Điều 61).
- Luật giao thông đường bộ 2008: “Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. - Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: “Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Điều 61. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu 6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”. 

Phòng chống tác hại của rượu bia
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tác hại của rượu bia
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Uống rượu bia gây tai nạn chết người thì bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu bia khi nghỉ giữa giờ làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán rượu bia tại cơ sở cai nghiện ma túy có được hay không? Bán rượu bia tại cơ sở cai nghiện ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Có vi phạm pháp luật khi cho phép trẻ em uống rượu bia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Trong rạp chiếu phim có được phép uống bia không? Bị phạt bao nhiêu tiền khi uống bia trong rạp chiếu phim?
Hỏi đáp pháp luật
Mang bia ra công viên uống được không?
Hỏi đáp pháp luật
Người tham dự tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu, bia được nhận thù lao không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hỗ trợ tiền đi lại đối với thành viên ban tổ chức cuộc thi sáng kiến về phòng chống tác hại của rượu bia?
Hỏi đáp pháp luật
Có được uống bia, rượu ở rạp chiếu phim không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tác hại của rượu bia
Thư Viện Pháp Luật
193 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống tác hại của rượu bia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào