Người có công với cách mạng nào được hỗ trợ về nhà ở?
Chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng về nhà ở luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng.
Nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở của các tổ chức chính trị - xã hội, như các chương trình "đền ơn, đáp nghĩa", xây dựng "nhà tình thương", "nhà đồng đội"… cũng được thực hiện rộng khắp ở các địa phương trong cả nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 để hỗ trợ cho những hộ gia đình người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Người có công, đang thật sự có khó khăn về nhà ở. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15/6/2013.
Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì: Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Thứ hai, Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD cũng quy định: Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TT phải đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:
a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà”.
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn chỉ đưa ra hiện bạn đang là nhân thân của liệt sỹ còn việc gia đình bạn có được nhà nước công nhận hay không thì chưa rõ. Bạn nên kiểm tra lại thông tin tại danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TT có hiệu lực thi hành.
Cũng theo Quyết định, ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sẽ hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Việc hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24m2); đảm bảo "ba cứng" (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?