Mua phải xe ăn cắp, chịu trách nhiệm gì?
Về trách nhiệm hình sự, Điều 250 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Như vậy, tại thời điểm mua xe nếu người mua không biết xe đó là xe bị ăn cắp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, gọi là người chiếm hữu ngay tình đối với tài sản không hợp pháp. Tuy nhiên, xe máy thuộc loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nên chủ sở hữu hợp pháp có quyền đòi lại tài sản từ người mua xe ngay tình. Người mua này có quyền đòi lại tiền đã mua từ người đã bán chiếc xe cho mình.
Vấn đề này được Điều 258 Bộ Luật Dân sự 2005 (Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình) quy định: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?