14:21 | 10/02/2017

Tiêm vắc xin không đủ liều lượng bị xử lý thế nào?

Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về một nhân viên tại phòng tiêm chủng đã tiêm không đủ liều lượng vắc xin cho trẻ. Xin hỏi quý báo, hành vi đó có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?

- Điều 13, quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 7-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định quy trình tiêm chủng an toàn như sau: Trước khi tiêm chủng, tư vấn cho gia đình/người được tiêm chủng tác dụng, lợi ích và những rủi ro gặp phải khi tiêm chủng phòng bệnh; Khám để loại trừ những trường hợp có chống chỉ định trước khi tiêm chủng bao gồm kiểm tra nhiệt độ, hỏi tiền sử; Kiểm tra vắc xin, sinh phẩm y tế trước khi tiêm.

 

Ảnh minh họa

Trong khi tiêm chủng, làm theo đúng chỉ định, chống chỉ định đối với từng loại vắc xin, sinh phẩm y tế; Thực hiện tiêm chủng theo hướng dẫn tiêm chủng an toàn của Bộ Y tế. Sau khi tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe người được tiêm chủng tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng; Hướng dẫn chăm sóc tại nhà; Lưu vỏ lọ vắc xin, sinh phẩm y tế, nước hồi chỉnh (nếu có), bơm kim tiêm đã sử dụng tối thiểu 14 ngày sau khi tiêm; Cuối buổi tiêm chủng, hủy tất cả các lọ vắc xin, sinh phẩm y tế đã mở theo quy định, những lọ vắc xin, sinh phẩm y tế chưa mở được tiếp tục bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn tiêm chủng an toàn của Bộ Y tế.

Theo điều 14, quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị quy định đường tiêm, lịch tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vắc xin, sinh phẩm y tế phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế hoặc theo quy định của Bộ Y tế, nếu có bất kỳ thay đổi nào về đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm đều phải được Bộ Y tế cho phép và nhà sản xuất có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở y tế sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế do cơ sở mình sản xuất.

Như vậy, việc tiêm vắc xin không đủ liều lượng cho trẻ em có thể bị xem là vi phạm quy định của pháp luật về quy trình tiêm chủng an toàn. Điểm c, khoản 4, Điều 7, Nghị định 69/2011/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 8-8-2011 về xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời gian 6 tháng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào