Quyền định đoạt lại quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 465 Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng tăng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Như vậy, khi hai bên thực hiện việc tặng cho tài sản, bên nhận tặng cho sẽ có toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ đối với tài sản tặng cho, còn bên tặng cho sẽ không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì đối với tài sản sau khi tặng cho. Vì vậy, sau khi tặng cho con cả mảnh đất nêu trên, vợ chồng hai bác không còn quyền định đoạt mảnh đất đó nữa. Trong trường hợp này, vợ chồng hai bác nên lập di chúc. Bởi vì, theo quy định tại điều 464 bộ luật dân sự 2005 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi hai bác chết, hay nói cách khác, quyền sử dụng đất chỉ được chuyển giao cho con cả của hai bác khi hai bác chết.
Hơn nữa, theo quy định của khoản 1 Điều 664 Bộ luật Dân sự thì hai bác có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào. Hai bác hoàn toàn có quyền định đoạt lại quyền sử dụng mảnh đất kể cả khi đã lập di chúc đồng ý cho con cả quyền sử dụng mảnh đất đó
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?